Sùi mào gà có ra khí hư không và các thắc mắc liên quan

Sùi mào gà có triệu chứng điển hình là các nốt sùi mọc ở cơ quan sinh dục và một số bộ phận khác như lưỡi, miệng, trán,… Ngoài ra, bệnh còn có một số dấu hiệu giống với các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thông thường. Vậy sùi mào gà có ra khí hư không?

Sùi mào gà có triệu chứng điển hình là các nốt sùi mọc ở cơ quan sinh dục
Sùi mào gà có triệu chứng điển hình là các nốt sùi mọc ở cơ quan sinh dục

1. Bác sĩ trả lời: sùi mào gà có ra khí hư không?

Các nốt sùi mào gà thường mọc ở các vị trí yêu thích là môi lớn, môi bé, âm hộ, cổ tử cung và có thể lan rộng ra hậu môn. Trong thời gian đầu, bệnh chưa gây ngứa ngáy, đau rát, khí hư vẫn ra bình thường hoặc nhiều hơn, khí hư có màu vàng nhạt.

Sau đó, các nốt sùi sẽ phát triển to hơn, các triệu chứng cũng rầm rộ và rõ nét hơn. Nữ giới cũng có thể bị ra khí hư và khí hư có màu  vàng xanh. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như tiểu rát, đau đớn, sốt sùi vỡ gây loét và nhiễm trùng.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh.

Vậy nếu bạn đang thắc mắc bệnh sùi mào gà có ra khí hư không thì câu trả lời là có thể. Tuy nhiên đây là triệu chứng không điển hình, tức có bệnh nhân xuất hiện có bệnh nhân không xuất hiện. 

Do đó, tốt nhất khi thấy khí hư bất thường cũng như các dấu hiệu nghi ngờ khác, tốt nhất hãy đi thăm khám để được tư vấn cụ thể.

Sùi mào gà có thể có triệu chứng ra khí hư nhiều hơn bình thường
Sùi mào gà có thể có triệu chứng ra khí hư nhiều hơn bình thường

2. Các dấu hiệu khác khác của bệnh sùi mào gà

Dưới đây là các dấu hiệu điển hình của bệnh sùi mào gà chị em cần đặc biệt chú ý:

– Xuất hiện các nốt u nhú có màu trắng đục hoặc hồng nhạt. Ban đầu các u nhú mọc đơn độc, kích thước nhỏ, rải rác ở cơ quan sinh dục và chưa gây ra bất kỳ triệu chứng nào khác nên rất khó nhận biết.

– Nốt sùi dần phát triển to lên, mọc thành từng đám như mào gà hoặc súp lơ, bên trong có chứa dịch mủ có mùi khó chịu.

– Vị trí các nốt sùi thường mọc là ở môi lớn, môi bé, âm hộ, cổ tử cung, hậu môn.

– Nốt sùi khi to hoặc khi bị cọ sát sẽ vỡ, gây lở loét, chảy máu và đau đớn cho người bệnh.

Ngoài ra, tùy vào thể trạng của bệnh nhân mà có các dấu hiệu khác như cơ thể mệt mỏi, chán ăn,… Nếu bạn có nguy cơ bị mắc bệnh như quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với bệnh nhân sùi mào gà,… thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Tham khảo thêm:

  1. cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
  2. Sùi mào gà ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
  3. Cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu khi mang thai
  4. Sùi mào gà ở lưỡi: nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

3. Sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?

Sùi mào gà là bệnh do virus gây ra. Hiện chưa có phương pháp điều trị triệt để. Mục đích của các phương pháp điều trị chủ yếu là:

  • Điều trị triệu chứng, loại bỏ nốt sùi, làm lành tổn thương.
  • Ngăn ngừa virus phát triển và lây lan.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để cơ thể tự đào thải virus gây bệnh.
Trong điều trị sùi mào gà, cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau
Trong điều trị sùi mào gà, cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau

Hiện nay, giải pháp tốt cho điều trị sùi mào gà là đốt laser, đốt điện hoặc đốt lạnh. Phương pháp này chủ yếu là loại bỏ nốt sùi chứ không thể tiêu diệt được tận gốc virus HPV. Do đó, sau điều trị cần kết hợp thêm các biện pháp khác như bôi thuốc, liệu pháp miễn dịch.

Bên cạnh đó, người bệnh chủ động nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể có thể tự đào thải virus.

Sau điều trị, người bệnh cần thăm khám định kỳ cho đến khi không xuất hiện nốt sùi mới, tối thiểu là trong 8 tháng. Sau 8 tháng mới có thể đánh giá bệnh đã được chữa khỏi hay chưa.

Ngoài các phương pháp trên, các sang thương do mào gà cũng có thể giải quyết được với chấm dung dịch trichloactic acid, dung dịch podophyllotoxin 20 – 25%. Các thuốc bôi này chỉ áp dụng với các tổn thương ở âm hộ, âm đạo, không bôi vào cổ tử cung, hậu môn bởi không kiểm soát được mức độ tổn thương niêm mạc do thuốc.