Contents
- 1 Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng cũng như các vị trí khác tương đối dài, khoảng từ 2 tuần đến 9 tháng. Vì thế, nếu có triệu chứng nghi ngờ, nên đến chuyên khoa Da liễu ở các cơ sở y tế để được thăm khám và trị kịp thời, tránh bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.
- 2 Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng là bao lâu?
- 3 Sùi mào gà trong thời gian ủ bệnh có lây không?
- 4 Tại sao sùi mào gà tái phát?
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng cũng như các vị trí khác tương đối dài, khoảng từ 2 tuần đến 9 tháng. Vì thế, nếu có triệu chứng nghi ngờ, nên đến chuyên khoa Da liễu ở các cơ sở y tế để được thăm khám và trị kịp thời, tránh bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng là bao lâu?
Sùi mào gà là bệnh xã hội do virus HPV gây ra, lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục. Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Chủng virus HPV
Virus HPV có hơn 120 chủng khác nhau, mỗi chủng lại có đặc tính khá riêng biệt. Do đó, thời gian ủ bệnh của mỗi chủng cũng không giống nhau.
Sức đề kháng của cơ thể
Người có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh thì thời gian ủ bệnh sẽ dài hơn so với người có sức đề kháng yếu, sức khỏe kém.
Chế độ sinh hoạt
Một chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất là yếu tố quan trọng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, từ đó nâng cao khả năng chối chọi lại với sự tấn công của virus. Từ đó, thời gian ủ bệnh cũng sẽ lâu hơn so với người có chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.
Thông thường, thời gian ủ bệnh sùi mào gà khá dài, từ 2 tuần – 9 tháng. Trong thời gian ủ bệnh, sùi mào gà thường không có biểu hiện cụ thể. Lúc này, cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng mới có thể khẳng định có mắc bệnh hay không.
Sùi mào gà trong thời gian ủ bệnh có lây không?
Trong thời gian ủ bệnh, tuy chưa có biểu hiện ra ngoài nhưng trong cơ thể người bệnh đã tồn tại virus HPV. Do đó, bệnh hoàn toàn có thể lây lan từ người bệnh sang người lành. Đặc biệt, giai đoạn này còn là giai đoạn nguy cơ lây lan cao nhất bởi người mắc hoàn toàn chưa biết mình bị bệnh nên tâm lý chủ quan.
Các con đường lây truyền chủ yếu của sùi mào gà là:
Lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sùi mào gà. Virus lây truyền từ người bệnh sang người lành qua vết xước của bộ phận sinh dục. Ngoài ra, các tư thế quan hệ các như quan hệ bằng hậu môn, quan hệ bằng miệng cũng đều có thể lây lan bệnh.
Mẹ lây sang con
Nếu mẹ bị nhiễm HPV thì trong quá trình sinh nở cũng có thể lây virus sang cho trẻ sơ sinh tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp.
Trẻ sơ sinh nhiễm virus sùi mào gà thường xuất hiện các nốt sùi ở hầu họng và có thể phải phẫu thuật để đảm bảo hô hấp cho trẻ.
Lây qua vật trung gian
Dùng chung đồ vật cá nhân của người mắc bệnh như bàn chải đánh răng, quần áo,… cũng có nguy cơ lây bệnh do đồ vật này có chứa virus sùi mào gà.
Xem thêm: Thực phẩm tốt cho người sùi mào gà
Xem thêm: Trẻ em, trẻ sơ sinh bị sùi mào gà: nguyên nhân và biện pháp
Tại sao sùi mào gà tái phát?
Hiện nay, các phương pháp điều trị sùi mào gà chủ yếu là điều trị triệu chứng, mục đích là:
- Loại bỏ nốt sùi, làm lành tổn thương.
- Ngăn ngừa sự lây lan và phát triển của virus.
- Nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Chưa có phương pháp điều trị nào loại bỏ được hoàn toàn virus sùi mào gà ra khỏi cơ thể. Do đó, khi gặp điều kiện thích hợp, sùi mào gà vẫn có thể tái phát.
Thời gian tái phát của sùi mào gà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, sức đề kháng của cơ thể,…. Tuy nhiên, các trường hợp sau đây bệnh dễ tái phát hơn:
- Người có hệ miễn dịch suy giảm do mắc những bệnh lý như ung thư, khối u, người bị đái tháo đường, người nhiễm virus HIV.
- Phụ nữ có thai cũng trong thời kỳ suy giảm miễn dịch nên rất dễ tái phát sùi mào gà.
- Bệnh nhân sùi mào gà đang điều trị nhưng tự động bỏ trị hoặc tự đổi phương pháp điều trị.
- Người quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, mà trước đó người bạn tình đã bị nhiễm phải virus này trong quá trình quan hệ nhưng vẫn đang trong thời kỳ ủ bệnh của virus nên chưa phát hiện được triệu chứng.
- Người mắc những bệnh lý viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm bao quy đầu, viêm cổ tử cung hay những tổn thương quanh hậu môn đã tạo điều kiện cho virus HPV hoạt động.
- Nam giới có bao quy đầu dài hơn mức bình thường.
- Tình trạng tâm lý bất ổn, lo lắng sau điều trị cũng làm cơ thể suy kiệt.
- Bệnh nhân sau điều trị sử dụng chất kích thích làm phát triển virus HPV nhiều hơn cũng như làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Do đó, để giảm khả năng tái phát của sùi mào gà, bệnh nhân nên:
- Thực hiện đầy đủ liệu trình điều trị theo phác đồ của bác sĩ, có lối sống khoa học, lành mạnh.
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là vùng bộ phận sinh dục phải luôn được sạch sẽ, khô thoáng, vệ sinh mỗi ngày.
- Không sử dụng chung khăn tắm, bàn chải răng, bồn tắm chung để tránh lây lan bệnh sùi mào gà. Có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, không ăn cay nóng, không ăn tiêu ớt, uống những chất kích thích như cà phê, bia, rượu,…
- Có thái độ lạc quan, tinh thần vui vẻ, không căng thẳng áp lực.
- Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại virus HPV.
- Đến cơ sở y tế để khám định kỳ nhằm theo dõi, phát hiện những bất thường để kịp thời xử lý.
Sùi mào gà là bệnh lý xã hội nguy hiểm, thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng cũng như các bộ phận khác nhìn chung khá dài. Tiêm vắc – xin phòng ngừa virus HPV cũng đang là một khuyến cáo được đưa ra nhiều nhất hiện nay để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus này.