Sùi mào gà uống thuốc có khỏi không và các thắc mắc khác

Sùi mào gà là một trong các bệnh xã hội phổ biến, có tác nhân gây bệnh là virus HPV. Các phương pháp điều trị sùi mào gà phổ biến là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Vậy cụ thể sùi mào gà uống thuốc có khỏi không? 

Sùi mào gà là một trong các bệnh xã hội phổ biến, có tác nhân gây bệnh là virus HPV
Sùi mào gà là một trong các bệnh xã hội phổ biến, có tác nhân gây bệnh là virus HPV

Sùi mào gà uống thuốc có khỏi không?

Hiện, thuốc sử dụng trong điều trị sùi mào gà chủ yếu là thuốc bôi, không có thuốc uống và cũng chưa có thuốc bôi giúp điều trị triệt để bệnh lý sùi mào gà. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh có thể phải sống chung với virus cả đời.

Các phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là:

  • Điều trị nội khoa: bôi thuốc vào tổn thương, ngăn ngừa virus phát triển, lây lan.
  • Điều trị ngoại khoa: đốt điện, đốt lạnh, đốt laser nhằm loại bỏ nhanh nốt sùi.
  • Liệu pháp miễn dịch: tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nâng cao khả năng tự đào thải virus ra khỏi cơ thể.

Tùy vào mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị thích hợp, có thể kết hợp nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quả.

Thuốc sử dụng trong điều trị sùi mào gà chủ yếu là thuốc bôi, không có thuốc uống
Thuốc sử dụng trong điều trị sùi mào gà chủ yếu là thuốc bôi, không có thuốc uống

Sùi mào gà để lâu có sao không?

Bên cạnh thắc mắc, sùi mào gà uống thuốc có khỏi không, nhiều bệnh nhân thắc mắc sùi mào gà để lâu có sao không.

Theo thống kê, hàng năm có khoảng 2 triệu người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và 50% trong số đó là bệnh sùi mào gà. Virus sùi mào gà rất dễ lây lan qua đường quan hệ tình dục, qua vết thương hở,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm nhất là ung thư.

Theo nhiều nghiên cứu, sùi mào gà có quan hệ mật thiết với ung thư như:

  • Khoảng 4,7 – 10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở tử cung tiến triển thành ung thư cổ tử cung.
  • Khoảng 15% nam giới bị sùi mào gà có nguy cơ tiến triển thành ung thư dương vật.
  • Khoảng 3% nữ giới bị sùi mào gà tiến triển thành ung thư âm đạo.
  • Khoảng 5% bệnh nhân cả nam lẫn nữ mắc sùi mào gà ở hậu môn tiến triển thành ung thư hậu môn.

Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh, hạn chế sự lây lan sang bộ phận khác cũng như lây nhiễm cho người thân.

Nếu không được điều trị kịp thời, sùi mào gà có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm nhất là ung thư

Xem thêm: Thực phẩm tốt cho người sùi mào gà

Xem thêm: Trẻ em, trẻ sơ sinh bị sùi mào gà: nguyên nhân và biện pháp

Sùi mào gà có chữa khỏi không?

Sùi mào gà có chữa trị được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp điều trị bệnh, hệ miễn dịch của người bệnh và mức độ bệnh.

Tình trạng bệnh

Nếu sùi mào gà được chữa trị ngay từ giai đoạn đầu thì quá trình điều trị sẽ đơn giản hơn. Đồng thời,việc tuân thủ quá trình điều trị chị sẽ giúp nâng cao hiệu quả.

Người mắc bệnh sùi mào gà nhưng chủ quan không điều trị sớm, không thăm khám, tự ý chữa trị tại nhà có thể khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Từ đó đó phác đồ điều trị cũng trở nên phức tạp hơn, hiệu quả chữa trị thấp hơn.

Phương pháp điều trị

Sùi mào gà muốn chữa khỏi phụ thuộc nhiều vào phương pháp điều trị. Phương pháp điều trị hiện đại đúng cách sẽ giúp loại bỏ vết sùi nhanh, làm lành tổn thương, ngăn ngừa virus phát triển và lây lan.

Hệ miễn dịch của người bệnh

Hiện sùi mào gà chưa có thuốc điều trị triệt để, do đó, việc đào thải virus ra khỏi cơ thể đa phần dựa vào hệ miễn dịch của người bệnh. Người có hệ miễn dịch tốt sẽ đào thải được virus tốt hơn và khả năng khỏi bệnh hoàn toàn cao hơn.

Người có hệ miễn dịch tốt sẽ đào thải được virus tốt hơn và khả năng khỏi bệnh hoàn toàn cao hơn
Người có hệ miễn dịch tốt sẽ đào thải được virus tốt hơn và khả năng khỏi bệnh hoàn toàn cao hơn

Đến đây, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc sùi mào gà uống thuốc có khỏi không. Tốt nhất, khi bị bệnh, hãy thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn phương pháp điều trị đúng, khoa học. Không nên tự chữa tại nhà, có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.