Dấu hiệu sùi mào gà hậu môn và cách điều trị như thế nào

Sùi mào gà là bệnh lý có tác nhân gây bệnh là virus HPV. Vị trí yêu thích của sùi mào gà là cơ quan sinh dục của cả nam và nữ. Tuy nhiên, hậu môn cũng là cơ quan phổ biến xuất hiện các nốt sùi. Vậy cụ thể dấu hiệu sùi mào gà hậu môn và cách điều trị như thế nào?

Sùi mào gà là bệnh lý có tác nhân gây bệnh là virus HPV
Sùi mào gà là bệnh lý có tác nhân gây bệnh là virus HPV

Dấu hiệu sùi mào gà ở hậu môn

Tương tự như các vị trí khác, sùi mào gà ở hậu môn có các dấu hiệu như sau:

Giai đoạn nhẹ

  • Các nốt sùi mọc đơn độc, có màu trắng đục hoặc màu hồng.
  • Chưa xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Ở giai đoạn này, rất khó để phát hiện bệnh bởi chưa xuất hiện các dấu hiệu điển hình. Đặc biệt là ở vùng hậu môn lại khó quan sát hơn các vị trí khác.

Giai đoạn tiến triển

  • Ở giai đoạn này, các nốt sùi đã phát triển to hơn, mọc thành đám hình mào gà hoặc súp lơ.
  • Bên trong nốt sùi có chứa dịch mủ, mùi khó chịu.
  • Cơ thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

Giai đoạn nặng

  • Lúc này, các nốt sùi to và rất dễ vỡ khi cọ xát mạnh.
  • Các nốt sùi vỡ gây tổn thương, loét, có thể chảy máu, gây đau đớn cho người bệnh và ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho cơ thể, đặc biệt nguy hiểm là ung thư hậu môn.

Ngoài ra, virus sùi mào gà còn gây bệnh ở vị trí khác như cơ quan sinh dục, miệng, mắt,…

Nếu không được điều trị kịp thời, sùi mào gà có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho cơ thể
Nếu không được điều trị kịp thời, sùi mào gà có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho cơ thể

Sùi mào gà để lâu có sao không?

Ở một số ít người, sùi mào gà có thể tự khỏi không cần phải điều trị do hệ miễn dịch cơ thể tốt, có thể tự đào thải virus hoặc ngăn chặn sự tấn công gây bệnh của virus. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân cần điều trị để hạn chế sự phát triển, lây lan của virus.

Do tâm lý e dè, tự ti mà một bộ phận bệnh nhân ngại đi thăm khám, dẫn đến bệnh trở nặng. Các ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe là:

Với nam giới

  • Gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tình dục.
  • Đau rát, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí là nhiễm trùng ở các nốt sùi.
  • Gây tắc ống niệu đạo, viêm tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Nguy hiểm hơn, bệnh có thể tiến triển thành ung thư dương vật, ung thư hậu môn, đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Với nữ giới

  • Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa khác.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Nguy hiểm hơn là ung thư cổ tử cung, có thể dẫn đến tử vong.

Với thai phụ và thai nhi.

  • Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà có nguy cơ sinh non, sảy thai, sinh khó hơn các thai phụ bình thường khác do vùng kín bị tổn thương.
  • Thai nhi có mẹ mắc sùi mào gà có nguy cơ bị lây bệnh, tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp.

Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ, tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Sùi mào gà gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tình dục
Sùi mào gà gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tình dục

Tham khảo thêm:

  1. cách trị sùi mào gà ở lưỡi tại nhà
  2. Sùi mào gà ở miệng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
  3. Cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu khi mang thai
  4. Sùi mào gà ở lưỡi: nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Sùi mào gà hậu môn và cách điều trị hiệu quả

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị sùi mào gà triệt để. Điều này đồng nghĩa với việc có thể người bệnh phải sống chung với virus cả đời. Các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm mục đích loại bỏ vết sùi, làm lành sang thương, ngăn chặn virus lây lan và phát triển, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Tùy mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Trong đó, sùi mào gà hậu môn và cách điều trị chủ yếu là:

Dùng thuốc

Thuốc bôi thường được chỉ định khi nốt sùi còn nhỏ và ngăn ngừa tái phát sau điều trị ngoại khoa. Các loại thuốc bôi phổ biến là:

Imiquimod

  • Đây là thuốc dạng kem, có thể là Imiquimod 5% hoặc Imiquimod 3.5%.
  • Dùng cho bệnh nhân trên 12 tuổi.
  • Thời gian sử dụng 16 tuần.
  • Có thể gây kích ứng tại chỗ.

Larifan Ungo

  • Liều dùng: 3 – 4 lần/ngày
  • Cách dùng: Sau khi rửa sạch TCA nốt sùi, thấm khô, dùng tay bôi đều Larifan lên nốt sùi và vùng da lành xung quanh nốt sùi, không cần rửa lại cho đến khi bôi lần tiếp theo.
  • Thời gian sử dụng: 2 tháng
Thuốc bôi thường được chỉ định khi nốt sùi còn nhỏ và ngăn ngừa tái phát sau điều trị
Thuốc bôi thường được chỉ định khi nốt sùi còn nhỏ và ngăn ngừa tái phát sau điều trị 

Phẫu thuật

Phẫu thuật giúp loại bỏ vết sùi nhanh, phù hợp với các bệnh nhân nặng, sùi đã phát triển lớn. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ điều trị triệu chứng, loại bỏ vết sùi chứ không có tác dụng tiêu diệt virus, vì vậy bệnh rất dễ tái phát.

Sau khi phẫu thuật, nên kết hợp với bôi thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị.

Các biện pháp ngoại khoa chủ yếu được dùng trong điều trị sùi mào gà là:

  • Đốt điện.
  • Đốt lạnh.
  • Đốt laser.

Sùi mào gà hậu môn và cách điều trị cụ thể còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy mức độ cũng như vị trí mắc bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp. Do đó, khi chẳng may bị bệnh, hãy vượt qua tâm lý tự ti để điều trị sớm, nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian.