Sùi mào gà để lâu có sao không và các biện pháp điều trị bệnh

Sùi mào gà là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục, có tác nhân gây bệnh là virus HPV. Do tâm lý tự ti, e ngại nên nhiều người thường giấu bệnh, không đi thăm khám và điều trị kịp thời. Vậy sùi mào gà để lâu có sao không, biến chứng của bệnh là gì?

Sùi mào gà là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục, có tác nhân gây bệnh là virus HPV
Sùi mào gà là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục, có tác nhân gây bệnh là virus HPV

1. Sùi mào gà để lâu có sao không?

Nếu sùi mào gà nhỏ và ít, thường cơ thể sẽ có thể tự đào thải, nhưng mất rất nhiều thời gian. Với những trường hợp nặng, bệnh cần được điều trị tại chuyên khoa Da liễu.

Bệnh có thể gây nhiều nguy hiểm cho cả nam và nữ như:

Với nam giới

Bệnh có thể gây biến chứng chư tắc ống niệu đạo, tắc ống dẫn tinh, dẫn tới vô sinh hiếm muộn. Nguy hiểm hơn, một số chủng sùi mào gà có mối liên hệ mật thiết với ung thư dương vật nếu bệnh không được điều trị hoặc tái phát đi tái phát lại nhiều lần. 

Theo thống kê, có khoảng 15% người mắc bệnh sùi mào gà có nguy cơ tiến triển thành ung thư dương vật và 5% tiến triển thành ung thư hậu môn.

Với nữ giới

Sùi mào gà gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, khó khăn đi đi lại, tiểu tiện. Thậm chí, nốt sùi lớn có thể gây lở loét, chảy máu và nếu không được điều trị có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Theo thống kê, có khoảng 4,7% – 10,2% phụ nữ bị sùi mào gà có nguy cơ tiến triển thành ung thư cổ tử cung.

Với thai phụ và thai nhi

Sùi mào gà lan rộng sẽ phá hủy các mô, dẫn tới nguy cơ sinh non, sảy thai, sinh khó. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh do lây nhiễm từ mẹ, tuy nhiên tỷ lệ này là rất ít.

Sùi mào gà lan rộng sẽ phá hủy các mô, dẫn tới nguy cơ sinh non, sảy thai, sinh khó
Sùi mào gà lan rộng sẽ phá hủy các mô, dẫn tới nguy cơ sinh non, sảy thai, sinh khó

Tùy vào cơ địa, sức đề kháng, chủng virus mắc phải mà biểu hiện và mức độ của sùi mào gà cũng khác nhau ở mỗi người bệnh. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ, cách chữa bệnh sùi mào gà ở bà bầu hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2. Các biện pháp điều trị sùi mào gà

Hiện chưa có phương pháp đặc trị để điều trị bệnh sùi mào gà. Điều này đồng nghĩa với việc có thể người bệnh phải sống chung với virus cả đời. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu nhằm mục đích:

  • Loại bỏ nốt sùi, làm lành tổn thương.
  • Ức chế sự phát triển và lây lan của virus.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, có thể phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. 

3.1 Dùng thuốc

Thuốc điều trị sùi mào gà chủ yếu là thuốc bôi ngoài da, bôi trực tiếp lên nốt sùi và vùng da lân cận. Các loại thuốc phổ biến là:

  • Imiquimod (Aldara, Zyclara)
  • Podophyllin và podofilox (Condylox)
  • Sinecatechin (Veregen)
  • Axit trichloroacetic (TCA)
  • Larifan Ungo.
Thuốc điều trị sùi mào gà chủ yếu là thuốc bôi ngoài da, bôi trực tiếp lên nốt sùi
Thuốc điều trị sùi mào gà chủ yếu là thuốc bôi ngoài da, bôi trực tiếp lên nốt sùi

Các loại thuốc này đa phần đều có tác dụng phụ là khiến vùng da bôi thuốc có thể sưng tấy, cơ thể mệt mỏi và chán ăn. Tốt nhất, khi dùng thuốc cần theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc.

Xem thêm: Thực phẩm tốt cho người sùi mào gà

Xem thêm: Trẻ em, trẻ sơ sinh bị sùi mào gà: nguyên nhân và biện pháp

3.2 Can thiệp phẫu thuật

Với các bệnh nhân nặng, nốt sùi lớn, muốn loại bỏ nốt sùi nhanh thì sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy)

Liệu pháp này dùng thiết bị y tế gây một vết rộp xung quanh các mụn sinh dục bằng ni tơ lỏng. Khi da lành lại, các tổn thương sẽ bong ra, da mới sẽ thay thế vị trí tổn thương. Phương pháp này có thể phải thực hiện nhiều lần để loại bỏ được nốt sùi, tác dụng phụ có thể gặp là sưng và đau.

Điều trị bằng laser

Điều trị bằng laser thích hợp với các bệnh nhân bị sùi mào gà diện rộng và khó điều trị. Các bác sĩ sẽ sử dụng chùm ánh sáng cường độ cao chiếu vào nốt sùi để tiêu diệt virus, làm nốt sùi teo và rụng đi.

Dùng dao mổ điện

Đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện, có thể gây đau và sưng sau khi thực hiện thủ thuật;

Phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà

Đây là phương pháp truyền thống. Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ hoặc toàn thân, sau đó thực hiện cắt bỏ các nốt sùi.

3.3 Hỗ trợ điều trị tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị trên, bệnh nhân sùi mào gà có thể áp dụng các cách hỗ trợ điều trị sùi mào gà tại nhà như:

  • Dùng tỏi.
  • Dùng tinh dầu tràm trà.
  • Dùng trà xanh.
  • Dùng giấm táo.

Cách dùng các loại thảo dược trên đều là bôi trực tiếp vào tổn thương. Tuy nhiên, nếu thấy cơ thể bị kích ứng, bỏng hoặc viêm cần ngưng sử dụng. Tốt nhất khi dùng các biện pháp trên, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà sinh dục

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà rất dễ lây truyền, đặc biệt là qua đường quan hệ tình dục không an toàn nên nếu muốn phòng bệnh, mỗi người cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Sống chung thủy một vợ một chồng.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người đang mắc bệnh.
  • Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc sùi mào gà cần đi thăm khám ngay.
  • Tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV.
  • Thực hiện khám, chữa bệnh hiệu quả, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
Tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV là biện pháp phòng ngừa sùi mào gà hữu hiệu
Tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV là biện pháp phòng ngừa sùi mào gà hữu hiệu

Đa phần bệnh sùi mào gà không thể tự khỏi, đồng thời việc điều trị bệnh cũng hết sức khó khăn, tốn kém nên mỗi cá nhân cần có ý thức tự bảo vệ mình khỏi căn bệnh xã hội nguy hiểm này.

Như vậy, sùi mào gà để lâu có sao không còn tùy thuộc vào từng người bệnh. Tuy nhiên, đa phần cơ thể không thể tự đào thải virus, cần có các biện pháp điều trị để ngăn ngừa bệnh tiến triển và lây lan. Hơn nữa, nếu cơ thể mắc bệnh trong thời gian dài không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi có dấu hiệu cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.